Phân loại Ngữ tộc Munda

Ngữ tộc Munda được nhất trí chia làm năm nhánh. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các nhánh vẫn còn là đề tài tranh cãi.

Diffloth (1974)

Hệ thống phân đôi của Diffloth (1974) được chấp nhận rộng rãi hơn:

Anderson (1999)

Gregory Anderson vào năm 1999 đề nghị phân loại như sau:[2] Các ngôn ngữ riêng lẻ được viết nghiêng.

  • Tiền-Munda
    • Bắc Munda (2 nhánh)
      • Korku
      • Kherwari
        • Santhali
        • Mundari
    • Nam Munda (3 nhánh)
      • Kharia-Juang
        • Juang
        • Kharia
      • Sora-Gorum
        • Sora
        • Gorum
      • Gutob-Remo-Gtaʔ
        • Gutob-Remo
          • Gutob
          • Remo
        • Proto-Gtaʔ
          • Plains Gtaʔ
          • Hill Gtaʔ

Tuy nhiên, năm 2001, Anderson tách Juang và Kharia ra từ nhánh Juang-Kharia và bỏ Gtaʔ từ nhánh cũ Gutob-Remo-Gtaʔ. Do đó, đề xuất năm 2001 của ông có năm nhánh cho phân nhóm Nam Munda.

Anderson (2001)

Anderson (2001) tuân theo Diffloth (1974), ngoại trừ việc phủ nhận tính hợp lệ của Koraput. Thay vì thế, ông đề nghị, trên nền tảng của các so sánh hình thái học, phân nhóm Tiền-Nam Munda nên được chia trực tiếp thành 3 nhóm con của Diffloth: Kharia-Juang, Sora-Gorum (Savara), và Gutob-Remo-Gtaʼ (Remo).[3]

Theo ông, phân nhóm Nam Munda bao gồm năm nhánh sau, còn phân nhóm Bắc Munda thì vẫn giữ nguyên như cách phân loại của Diffloth (1974) và Anderson (1999).

Proto-Sora-Gorum   Proto-Juang <- -> Proto-Kharia <- -> Proto-Gutob-Remo <- -> Proto-Gtaʔ

  • Lưu ý: <- -> = chia sẻ một số đường đồng ngữ đổi mới nhất định (cấu trúc, từ vựng học). Trong ngôn ngữ học Austronesia và Papua, điều này được Malcolm Ross gọi là "sự liên hợp".

Diffloth (2005)

Tuy thế, Diffloth (2005) lại giữ Koraput nhưng bỏ phân nhóm Nam Munda và phân Kharian-Juang vào nhóm Bắc:

Munda 
 Koraput 

Remo

Savara

 Munda  lõi 

Kharian-Juang

 Bắc  Munda 

Korku

Kherwari